Cá Rồng

Cá rồng thuộc họ cá Osteiglossidae, một trong những họ cá xương có từ lâu đời nhất thế giới: gần 200 triệu năm nay

Cá Rồng
Cá Rồng

Đây là loài cá nước ngọt được phân bố tại nhiều châu lục như châu Á, châu Úc, châu Mỹ và cả châu Phi. Nhưng, chúng chỉ phân bố thu hẹp trong một số vùng nhất định nào đó, chứ không sinh tràn lan nơi đâu cũng có.

Nói cách khác, cá rồng chỉ chọn những nơi có môi trường sống thích hợp với giống loài nó để quần tụ lại một nơi, chứ không sống tràn lan như nhiều loài cá khác trên một con sông dài.

Chẳng hạn, cá rồng châu Á chỉ quy tụ tại một số vùng thuộc đảo Indonesia, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và miền Nam nước ta mà thôi. CŨng như nói đến cá rồng châu Mỹ, không có nghĩa là toàn chậu Mỹ nơi đâu cũng có cá rồng sinh sống, mà chỉ riêng mỗi vùng Amazon ở Nam Mỹ mới có mà thôi.

Cá rồng châu Á (nói đúng ra là vùng Đông Nam Á) có 4 loài sau đây:

Cá Thanh Long (tên khoa học là Scleropages Formosus) có kích thước tối đa tầm 90cm, chúng có vùng phân bố trong tự nhiên khá rộng như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Mianmar, Campuchia, miền nam nước ta.

Cá Rồng Thanh Long
Cá Rồng Thanh Long

Cá Ngân Long (tên khoa học là Scleropages Macrocephalus) có vùng phân bố cũng rộng như cá Thanh Long vừa đề cập ở trên. Ngân Long châu Á có loại đuôi xám và đuôi vàng, hai bên thân có màu ánh bạc.

Cá Rồng Ngân Long
Cá Rồng Ngân Long

Cá Kim Long hồng vĩ (tên khoa học là Scleropages Aureus) kích thước tối đa tới 90cm, có vùng phân bố tại Pekan Paru, thuộc quần đảo Sumantra (Indonesia).

Cá Rồng Kim Long
Cá Rồng Kim Long
Cá Rồng Kim Long hồng vĩ
Cá Rồng Kim Long Hồng Vĩ

Cá Huyết Long (tên khoa học là Scleropages Legendrei) sống ở đảo Kalimanta (Indonesia), được đánh giá là loài cá rồng đẹp nhất, quý nhất trong 4 loài cá rồng châu Á và cũng được thị trường cá cảnh thế giới ưa chuộng

Cá Rồng Huyết Long
Cá Rồng Huyết Long

Cá rồng châu Úc có hai loài:

Cá rồng Trân Châu (tên khoa học là Scleropages Jardini) sống tại miền Bắc châu Úc và miền Nam trung bộ New Zealand. Cá rồng Trân Châu có chiều dài thân mình tối đa khoảng 60cm mà thôi, nhưng đây được coi là loài cá rồng hiếu chiến nhất.

Cá Rồng Trân Châu
Cá Rồng Trân Châu

Cá rồng Trân Châu Đốm (tên khoa học là Scleropages Leichardti) có kích thước lớn hơn cá rồng Trân Châu và sống ở hai vùng thuộc phía Bắc và Đông châu Úc.

Cá Rồng Trân Châu Đốm
Cá Rồng Trân Châu Đốm

Cá rồng châu Mỹ có 3 loài:

Cá Ngân Long (tên khoa học là Osteoglossum Bicirrhosum) sống tập trung ở sông Amazon (Nam Mỹ) là loài cá rồng có kích thước khá lớn đúng với ý thích của mọi người là dài hơn 100cm. Thân mình cá là những hàng vảy lớn màu trắng bạc lẫn phớt hồng lấp lánh rất đẹp.

Cá Rồng
Cá Rồng Ngân Long Châu Mỹ

Cá Hắc Long (tên khoa học là Osteoglossum) tập trung nhiều ở vùng sông Rio Negro (thuộc lưu vực sông Amazon), kích thước cũng khá dài gần bằng cá Ngân Long, từ 80-100cm. Hắc Long có vảy và đuôi có màu đen với các dải trắng và vàng khi còn nhỏ. Tuy nhiên, khi lớn và trưởng thành, màu sắc sẽ từ từ chuyển sang màu xám. Cá Hắc Long sinh sản sớm và tính nhát hơn so với các loài cá rồng khác.

Cá Rồng Hắc Long
Cá Rồng Hắc Long

Cá Hải Tượng (tên khoa học là Arapaima Gigas) cũng thuộc họ cá Osteoglosidae. Sở dĩ nó được gọi tên là Hải Tượng vì loài cá này có thân mình to nhất không những đối với loài cá rồng mà cả các loài cá nước ngọt khác. Trong môi trường sống hoang dã, cá Hải Tượng có chiều dài khoảng 5m và nặng tới 300kg.

Cá Rồng Hải Tượng
Cá Rồng Hải Tượng

Cá Hải Tượng sống tập trung ở sông Amazon và các cửa sông thuộc phụ lưu của con sông nổi tiếng ở Nam Mỹ này. Nếu nuôi nhốt trong hồ thì kích thước Hải Tượng cũng chỉ dài gấp rưỡi đến gấp đôi cá Ngân Long mà thôi.